Bí quyết tìm việc hiệu quả khi rời ghế nhà trường

Thêm vào đó, một tác phong đứng đắn, ngoại hình phù hợp cùng với thái độ nghiêm túc… thường được đánh giá cao ngay từ phút đầu tiên.

Kinh nghiệm cho những sinh viên mới ra trường là rất quan trọng. Khi các bạn đang ở ngưỡng cửa của tương lai, chắc chắn không tránh khỏi việc bối rối trong khi . Những cách dưới đây sẽ góp phần giúp bạn lựa chọn việc làm tốt hơn.

Khi chuẩn bị rời ghế nhà trường là lúc bạn băn khoăn lựa chọn việc làm cho bản thân. Vì vậy, để chọn được công việc phù hợp, các bạn cần có kinh nghiệm .

Có nhiều bạn quan niệm, chỉ cần tìm một việc để làm, kiếm được tiền nuôi sống bản thân. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Nếu công việc không thực sự phù hợp với bạn, bạn không thể làm tốt chúng và bạn sẽ mất thời gian để khởi động lại trên con đường nghề nghiệp của mình.Vậy hãy thật bình tĩnh, cân nhắc kỹ và học hỏi các tốt nhất trước khi xin việc.

1

Xác định mục tiêu rõ ràng

Với những người chuẩn bị rời ghế nhà trường, định hướng cụ thể về ngành nghề là hết sức cần thiết. Bạn mong muốn kiếm một việc làm thích hợp để có khả năng học hỏi, trau dồi khả năng làm việc.

Có khi mục tiêu để bạn nộp đơn vào doanh nghiệp này vì cơ hội học tiếp lên cao, hoặc tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, hoặc có khi vì mức lương cao… Và tùy theo mục tiêu trước mắt hay lâu dài mà bạn sẽ có những chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong thời điểm hiện tại. Mục tiêu này phải được xác định dựa trên sở thích, phong cách, kỹ năng, trình độ cũng như hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

2

Tìm hiểu thông tin trước về nhà tuyển dụng

Đây là sự chuẩn bị cực kỳ quan trọng cho buổi phỏng vấn thành công. Có nhiều cách để có được thông tin về nhà tuyển dụng: qua báo chí, internet, thậm chí là liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng để biết về yêu cầu công việc mà họ đưa ra

Bạn nên tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, ngày hội thông tin việc làm do trường tổ chức, đặc biệt không nên bỏ qua cơ hội được “phỏng vấn” nhà tuyển dụng trước khi họ làm điều đó với mình. Càng có nhiều thông tin thì việc lựa chọn việc làm thêm chính xác, việc soạn thảo hồ sơ xin việc cũng thuận tiện hơn.

3

So sánh nhu cầu nhà tuyển dụng với khả năng của bản thân

Từ những yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn nên so sánh với những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về sở thích, trình độ, kỹ năng, hoàn cảnh, sức khỏe… Điều này sẽ giúp bạn nhìn ra khả năng thích ứng của bản thân với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Thêm nữa, đây là cách mà nhà tuyển dụng sẽ cho thêm điểm vì sự thiện chí của bạn với công việc. Sẽ khó có thể thỏa mãn tất cả các yêu cầu của nhà tuyển dụng ngay trong lúc này, nên chỉ cần một sự phù hợp tương đối và có cái nhìn thoáng hơn với những hạn chế mà bạn có thể khắc phục trong tương lai.

4

Chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn

Hình thức một bộ hồ sơ xin việc là rất quan trọng. Đúng chính tả, ngôn từ súc tích, được trình bày rõ ràng trên trang giấy sạch sẽ, thậm chí sắp xếp một cách thứ tự bộ hồ sơ cũng làm “mát lòng” các nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, một tác phong đứng đắn, ngoại hình phù hợp cùng với thái độ nghiêm túc… thường được đánh giá cao ngay từ phút đầu tiên.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị kỹ càng để tỏ ra tự tin, thông minh, năng động và hoạt bát trong khi trực tiếp phỏng vấn mới thực sự để lại ấn tượng. Bạn nên nhớ, trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp tại trường khi mà các doanh nghiệp hướng tới những khả năng tiềm ẩn trong con người bạn hơn là kinh nghiệm, thì những gì cần cho nhà tuyển dụng thấy là tiềm năng của bạn và cách mà bạn thể hiện tiềm năng đó một khi được tuyển.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *